Saturday, February 6, 2010

__ 40 năm trước__



__Bài này đã được đăng trong Blog VNTuongLai trên Yahoo 360° hôm 5 tháng Ba 2008. Hôm nay (6 tháng Hai 2010) đăng lại vào blog này để lưu trữ.

================================================

Thứ Tư, ngày 5 tháng 3, 2008 __


Điểm khác biệt nhất giữa loài người và loài vật là ký ức và lương tâm.

Ký ức bạn có nhớ gì về 40 năm trước không, hoặc nếu bạn còn trẻ thì bạn có dám tìm hiểu và suy luận đến sự kiện gì đã xảy ra vào 40 năm trước không?

Nếu nhiều luồng thông tin chân thật hoặc xảo trá làm bạn không nắm vững được sự kiện quan trọng đó, thì chỉ cần nhớ đến Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vào ngày 28 tháng 2 năm 1968, Tết Mậu Thân, đã viết xong bản nhạc "Hát Trên Những Xác Người” để ghi tạc “thành tích của Đảng, công lao của Bác”.

“Công lao của Đảng Cộng Sản Việt Nam” là bỏ vào hố chôn sống, hoặc phang bể đầu hàng ngàn người dân Huế, chỉ vì những người dân lương thiện này không chịu cùng "giác ngộ cách mạng" với "quân giải phóng" (nói theo từ ngữ ngày nay là "quân khủng bố").

Nhân chứng lịch sử Trịnh Công Sơn kể lại những gì đã thấy về tội ác Cộng sản Việt Nam qua những giòng nhạc: “Chiều đi lên đồi cao. Hát trên những xác người. Tôi đã thấy. Tôi đã thấy. Trên con đường người cha già ôm con lạnh giá. ..... Tôi đã thấy những hố hầm đã chôn vùi thân xác anh em."

Chính quyền Cộng sản Việt Nam không cho phép chúng ta nhớ hoặc biết sự kiện giết người hàng loạt hàng ngàn đồng bào Huế cùng dòng máu dân tộc.

Chính quyền Cộng sản Việt Nam vẫn là tập đoàn bạo cường đầy tham vọng không cho phép chúng ta nói giùm những nạn nhân cùng nguồn gốc anh em.

Nhân chứng lịch sử Trịnh Công Sơn, ngược lại, đã nhắn nhủ chúng ta: "Hãy nói giùm tôi. Hãy thở giùm tôi. Thịt da này dành cho thù hận, cho bạo cường, cho tham vọng của một lũ điên. ..... Hãy nói giùm tôi. Hãy thở giùm tôi. Sao im lìm ngủ hoài các anh? ....."

Trong khi đó, chính quyền Cộng sản Việt Nam luôn nhắc nhở chúng ta nhớ mãi sự kiện thảm sát tại Sơn Mỹ (Mỹ Lai) gây ra bởi lính Mỹ. Vì sao lính Mỹ có thể thảm sát đàn bà trẻ con một cách vô nhân đạo là điều chúng ta cần suy luận. Chúng ta ai lại không rành chiến thuật của Cộng sản là núp đằng sau thường dân vô tội làm bia đỡ đạn vì biết rằng địch thủ không dám bắn vào thường dân. Mà nếu địch thủ có bắn vào thường dân thì lại có thêm phương tiện tuyên truyền cho Cộng sản. Cuộc thảm sát Sơn Mỹ sau đó đã được giấu kín.
Thế nhưng, một năm sau đó, một trong những người lính Mỹ dính líu trong vụ thảm sát này đã còn lương tâm và tố cáo lên chính quyền Mỹ lúc bấy giờ. Thế là vài chục người bị mang ra trước tòa án với tội trạng giết thường dân.

Các nạn nhân Sơn Mỹ sau này được tưởng niệm là nạn nhân chiến tranh.

Trong chiến tranh có nhiều cay đắng xót xa cho tất cả mọi người, từ thường dân vô tội; đến những chiến binh của cả hai bên, không cần biết lý tưởng chiến đấu của họ là bảo vệ miền Nam khỏi guồng máy khủng bố Mác-Lênin điên cuồng, hoặc là giải phóng miền Nam khỏi nền kinh tế tư bản để theo kịp các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa anh em. Hậu quả của chiến tranh là những người chết trong oan khiên không thể cất tiếng nói, và may thay một số đã được những người còn lương tâm nói hộ (giùm).

Mấy trăm nạn nhân Sơn Mỹ có thể yên nghỉ nơi suối vàng vì những người còn sống có lương tâm đã ý thức được làm người cũng phải có chút hổ thẹn khi gây tang thương đến những người trong tay không một tấc sắt.

Còn hàng ngàn người dân Huế bị thảm sát trong Tết Mậu Thân thì sao? Những người Cộng sản Việt Nam đã trực tiếp nhúng tay vào các cuộc tắm máu ấy vẫn không có lương tâm con người để sám hối rằng họ đã gây ra những điều vô cùng tàn nhẫn đến những người cùng màu da, cùng dòng máu, trong tay không một khí giới tự vệ.

Hoặc Cộng sản Việt Nam không còn ký ức sau 40 năm về những hố hầm đã chôn vùi thân xác anh em trên cùng một quê hương?

Hàng ngàn người dân bị thảm sát đã 40 năm trôi qua chưa đủ đánh thức lương tâm của những người mệnh danh là đi “giải phóng nhân dân khỏi cảnh đói nghèo"!

Hàng ngàn oan hồn của người dân bị thảm sát đã 40 năm trôi qua vẫn chưa thấy được những nén hương công lý; hay một đài tưởng niệm, dù nhỏ bé và quá muộn màng!

Điểm khác biệt nhất giữa loài người và loài vật là ký ức và lương tâm!

No comments: